Phòng ngừa biến chứng tiểu đường nhờ kiểm soát tốt chỉ số HBA1C

0
500

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường nhờ kiểm soát tốt chỉ số HBA1C –1 trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng trong bệnh tiểu đường là HbA1c. Tuy nhiên, do nhiều bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số này nên việc kiểm tra chỉ số này thường bị bỏ qua trong quá trình điều trị.

HbA1c được hình thành như thế nào?

Hemoglobin (Hb) là 1 trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Trong khi thực hiện chức năng này,  có 1 tỷ lệ nhỏ Hb sẽ gắn kết với glucose máu để tạo nên phân tử HbA1c (A1c – huyết cầu tố glycate hóa). Vì vậy chỉ số HbA1c cho thấy tỷ lệ gắn kết của đường trên Hb hồng cầu, HbA1c tăng khi đường huyết lên cao trong máu.

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng vừa qua, chỉ số HbA1c tỷ lệ thuận với tổng lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết hay HbA1c quan trọng hơn?

Chỉ số đường huyết cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. Còn HbA1c cho thấy tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua. Vì vậy, có thể nói 2 chỉ số này có mức độ quan trọng như nhau giúp cho bệnh nhân, chuyên gia y tế đánh giá được hiệu quả điều trị để có kế hoạch thay đổi trong sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn, tập luyện thể dục cho hợp lý. Nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường 1 cách hiệu quả.

Chỉ số HbA1c tốt nhất nên được kiểm soát dưới 6.5%. Vì với HbA1c < 6.5%, bệnh nhân có thể làm chậm, ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận, thần kinh. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24 giờ hàng ngày, liên tục qua 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

Làm thế nào để kiểm soát HbA1c?

Để kiểm soát tốt đường huyết cũng như chỉ số Hb, bệnh nhân tiểu đường hãy tham khảo 1 số lời khuyên sau đây:

Về chế độ ăn: Giảm các loại thực phẩm chứa tinh bột, nên sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Không nên dùng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo… Bên cạnh đó, hãy tăng cường lượng rau, trái cây tươi trong khẩu phần ăn của mình bởi, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải hết sức hạn chế mỡ động vật, thay thế vào đó là các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Tăng cường vận động: Các bài tập tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim có thể làm giảm nồng độ đường huyết, cải thiện nhạy cảm insulin, giảm rủi ro mắc các biến chứng tiểu đường.

Kiểm tra định kì chỉ số HbA1c: Bệnh nhân tiểu đường (bao gồm cả type 1, type 2) nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn khoảng 3 tháng/1 lần.

Nguồn công ty Botania xem thêm tại đây:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.